Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tổ chức thi theo lịch của Bộ GD-ĐT vào ngày 6 -7 - 8/7.
Những thí sinh thuộc nhóm đối tượng F0, F1, F2 theo phân loại của ngành Y tế và thí sinh nằm trong khu vực phong toả sẽ dự thi đợt 2.
UBND TP.HCM hiện chưa đưa ra quyết định phương án thi tốt nghiệp.
Trước khi có quyết định tổ chức thi tốt nghiệp vào ngày 30/6 của UBND thành phố, Sở GD- ĐT yêu cầu các trường khảo sát ý kiến phụ huynh với 3 nội dung như:
1. Phụ huynh yên tâm và đồng ý cho con thi TN THPT năm 2021 khóa ngày 07 - 08/7/2021.
2. Phụ huynh không yên tâm nhưng vẫn đồng ý cho con thi TN THPT năm 2021 khóa ngày 07 - 08/7/2021.
3. Phụ huynh không yên tâm và không đồng ý cho con thi TN THPT năm 2021 khóa ngày 07 - 08/7/2021.
![]() |
Để tổ chức thi đợt 1, ngành giáo dục thành phố đề xuất trong ngày 2/7 (trước 5 ngày diễn ra kỳ thi) sẽ triển khai phương án tổ chức thi an toàn tại điểm thi và thực hiện tổng dượt.
Thực hiện xét nghiệm covid-19 cho 89.275 thí sinh và 15.812 người tham gia coi thi.
Trong những ngày qua, Sở GD-ĐT đã khẩn cấp hướng dẫn công tác thanh tra kỳ thi. Dự tính một cuộc tập huấn trực tuyến sẽ được tổ chức vào ngày 30/6.
Giấy báo dự thi được yêu cầu gửi cho thí sinh.
Sở GD-ĐT cũng đề nghị lãnh đạo và thư ký các điểm thi kiểm tra điểm thi trước 1 ngày bắt đầu diễn ra kỳ thi là ngày 5/7.
Công tác in sao đề thi được tiến hành từ ngày 27/6 với 110 người tham gia. Tất cả những người này đã được xét nghiệm covid-19 vào ngày 24/6.
Nếu tổ chức thi đợt 1 sáng 7 và 8/7 đề thi sẽ được bàn giao từ ban in sao đến điểm thi với sự tham gia của 650 người. Tất cả học sinh cũng sẽ được xét nghiệm covid-19 vào ngày 4/7.
![]() |
Lịch thi tốt nghiệp THPT đợt 1 |
Năm nay TP.HCM có 89.275 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại 155 điểm thi và 4.134 phòng thi. Thành phố huy động 15.812 cán bộ, giáo viên coi thi và nhân viên. 1.710 cán bộ chấm thi. 1.000 người cán bộ chấm thi phúc khảo. 406 cán bộ làm công tác thanh tra.
Hiện dịch Covid-19 TP.HCM đang hết sức phức tạp. Tới tối 27/6, TP.HCM ghi nhận thêm 200 ca Covid-19, chủ yếu liên quan đến các chuỗi lây nhiễm hoặc những bệnh nhân được công bố trước đó, đã ở trong khu vực cách ly, phong tỏa. Tuy nhiên vẫn có thêm 12 trường hợp chưa rõ nguồn lây.
Tổng số ca nhiễm trong nước ở đợt dịch thứ 4 này của thành phố đến nay là gần 3.200, chỉ sau 4 ngày vượt mốc 2.000 ca.
Minh Anh
Hôm nay, Bộ GD-ĐT đã ban hành công văn hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
" alt=""/>TP.HCM đề xuất cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 1Báo cáo tổng quan thị trường bưu chính năm 2023, ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ bưu chính cho biết, doanh thu dịch vụ bưu chính từ năm 2019-2023 tăng trưởng đều (trung bình trên 20%/năm), tuy nhiên, đang có dấu hiệu chững lại trong thời gian gần đây, ước tính năm 2023, doanh thu toàn ngành đạt 59 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, doanh thu dịch vụ gói, kiện tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng dịch vụ bưu chính (khoảng 1,5 lần) và đang có xu hướng tiếp tục tăng, năm 2023 ước tính 53.800 tỷ đồng, chiếm khoảng 90%. Thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng, chủ yếu trong sự tăng trưởng của doanh thu dịch vụ bưu chính, doanh thu gói kiện cho thương mại điện tử (TMĐT) chiếm tỷ trọng quan trọng, năm 2023, ước tính 38,2 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 60% trong doanh thu dịch vụ bưu chính.
Theo ông Lã Hoàng Trung, sản lượng dịch vụ bưu chính tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2019-2023 (trung bình trên 36%), xu hướng khá ổn định. Sản lượng dịch vụ gói, kiện tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng bưu chính (khoảng 18%), chiếm tỷ trọng chủ yếu trong dịch vụ bưu chính (khoảng 82%) và đang có xu hướng tiếp tục tăng (năm 2023 ước tính khoảng 88%). Sản lượng gói, kiện TMĐT chiếm tỷ trọng quan trọng (khoảng 74%) trong sản lượng dịch vụ bưu chính.
Hệ thống pháp lý thiếu đồng bộ, cần có quy định thống nhất
Theo bà Hà Thị Hoà, Trưởng ban Dịch vụ Bưu chính của Tổng công ty Bưu Điện Việt Nam (Vietnam Post), một trong những vướng mắc hiện nay trong lĩnh vực bưu chính đó là hệ thống pháp lý thiếu tính đồng bộ. Hiện tại chưa có hệ thống quy phạm pháp luật quản lý đồng bộ, toàn diện hoạt động chuyển phát, vận chuyển hàng hoá, quản lý hoạt động TMĐT.
Các quy phạm pháp luật về bưu chính và TMĐT rải rác nhiều bộ ngành chưa theo kịp sự phát triển của TMĐT. Các khái niệm và phạm vi dịch vụ bưu chính còn bị hạn chế so với tốc độ phát triển chung của thị trường, đặc biệt đối với các hoạt động TMĐT trong nước và xuyên biên giới, dẫn đến việc quy định luật pháp chưa theo kịp và tồn tại nhiều lỗ hổng về pháp lý. Chẳng hạn, Luật Bưu chính ra đời từ năm 2010, lúc đó chưa có TMĐT.
Theo đại diện Vietnam Post, cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét xây dựng thông tư liên tịch quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật; Giải quyết những vướng mắc ngắn hạn, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật, đảm bảo tính thống nhất đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bưu chính. Về dài hạn, theo bà Hà Thị Hoà, cần kiện toàn và đổi mới toàn bộ các hệ thống luật liên quan, xây dựng hệ thống luật riêng quản lý toàn diện hoạt động kinh doanh các mô hình TMĐT trong đó bao gồm và phân cấp hoạt động chuyển phát hàng hoá TMĐT qua đường bưu chính, chuyển phát nhanh.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đắc Luân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bưu chính cũng cho biết, hiện nay, chưa có hệ thống quy phạm pháp luật quản lý đồng bộ, toàn diện hoạt động chuyển phát, vận chuyển hàng hóa, hoạt động TMĐT. Các quy phạm pháp luật đang nằm rải rác tại văn bản khác nhau của các bộ, ban, ngành. Cụ thể, các mặt hàng cấm gửi hoặc gửi có điều kiện đang được quản lý bởi Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Xây dựng… Hoạt động vận chuyển được quản lý bởi Bộ Giao thông vận tải; Thuế và các vấn đề liên quan giám sát hải quan được quản lý bởi Bộ tài chính, Tổng cục hải Quan; Vấn đề cấp phép cho các doanh nghiệp bưu chính được quản lý bởi Bộ Thông tin và Truyền thông; Vấn đề quảng cáo, khuyến mại được quản lý bởi Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Để thống nhất trong việc quản lý toàn ngành, đại diện Hiệp hội Bưu chính cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét và xây dựng thông tư liên tịch quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của luật, giải quyết những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bưu chính. Đặc biệt là cần có văn bản riêng quản lý toàn diện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT và hậu cần TMĐT.
Trước các vấn đề của các doanh nghiệp đặt ra, ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT cho biết, trong thời gian tới Bộ TT&TT sẽ tiến hành sửa đổi Luật Bưu chính, các ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp tại diễn đàn sẽ được đưa vào; Đồng thời ông cũng mong rằng các doanh nghiệp trong toàn ngành sẽ đưa ra các ý kiến đóng góp để hoàn thiện việc sửa đổi Luật này.
Địa chất và khí hậu khu vực Hà Giang đã tạo điều kiện cho người dân nơi đây phát triển rất nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng như: mật ong bạc hà, dệt thổ cẩm, thịt bò vàng vùng cao, các loại trái cây, chè Shan tuyết cổ thụ…
Tuy nhiên, do các HTX thiếu kinh nghiệm quản lý và đều nằm ở các huyện vùng cao, cách xa các thị trường lớn trong nước nên việc tiêu thụ sản phẩm nông sản theo kênh bán hàng truyền thống gặp nhiều khó khăn.
Nhằm tháo gỡ rào cản cho các HTX trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản, các cấp chính quyền của tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông sản trên các sàn TMĐT.
Điển hình như: Xây dựng và duy trì hoạt động sàn TMĐT tỉnh (dacsanhagiang.net); phối hợp với các đơn vị (Tập đoàn FPT, Bưu điện tỉnh, chi nhánh Bưu chính Viettel Hà Giang…) hỗ trợ các doanh nghiệp mở gian hàng trực tuyến trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn vận hành để quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông sản; Phối hợp với Tập đoàn FPT thiết kế gian hàng thực tế ảo 3D và truyền thông, quảng cáo sản phẩm nông sản của tỉnh trên nền tảng số…
Ứng dụng công nghệ số nâng cao giá trị nông sản
Với mục tiêu, nâng tầm giá trị thương hiệu các sản phẩm nông sản đặc hữu chất lượng cao của tỉnh, gắn với đẩy mạnh hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ các đơn vị sản xuất nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, phát triển theo chuỗi giá trị, tạo nguồn cung ứng hàng hóa dồi dào.
Hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP chất lượng cao tham gia các chương trình, sự kiện xúc tiến thương mại trọng điểm trong nước.
Tổ chức các hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh với các siêu thị, hệ thống bán lẻ, chợ đầu mối và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản tại các tỉnh, thành.
Tập trung thúc đẩy ứng dụng TMĐT, rà soát, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện xây dựng website để kết nối với sàn giao dịch TMĐT; hướng dẫn đăng ký, mở gian hàng trực tuyến trên sàn giao dịch TMĐT trong nước và quốc tế.
Cùng với đó, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát và thực hiện chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm; quản lý chất lượng sản phẩm trước khi quảng bá và đưa ra tiêu thụ trên thị trường để giữ vững thương hiệu sản phẩm OCOP Hà Giang.
Tại huyện Xín Mần, cùng với việc quảng bá sản phẩm OCOP theo phương thức truyền thống, huyện cũng đang tập trung áp dụng công nghệ số đưa sản phẩm OCOP lên các sàn giao dịch điện tử và bước đầu đem lại hiệu quả rất cao.
Theo lãnh đạo địa phương này, hiện huyện đã có sàn TMĐT để hỗ trợ cho các chủ thể OCOP trong công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu được thuận lợi.
Đồng thời, khuyến khích chủ thể có sản phẩm đạt OCOP chủ động tiếp cận công nghệ thông tin, hoàn thiện các yêu cầu cần thiết như: Tem truy xuất nguồn gốc, phiếu đánh giá chất lượng sản phẩm, hóa đơn và mẫu mã, bao bì sản phẩm để khi đưa vào hệ thống siêu thị thu hút người tiêu dùng.
Cùng với huyện Xín Mần, thời gian qua, huyện Đồng Văn cũng đang tăng cường đưa các sản phẩm nông sản lên sàn TMĐT.
Cụ thể, UBND huyện Đồng Văn đã rà soát, lựa chọn danh mục sản phẩm và doanh nghiệp, HTX có sản phẩm tham gia sàn giao dịch TMĐT; đồng thời phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hà Giang tổ chức lớp tập huấn vận hành gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử cho 7 HTX trên địa bàn nhằm quảng bá, tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm nông sản địa phương.
Ngoài ra, xây dựng 1 website chuyên quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của huyện đến với đông đảo người tiêu dùng trên môi trường TMĐT.
Nhờ đó, đến nay, nhiều nông sản của huyện như mật ong bạc hà, thịt khô, miến, gạo… đã và đang được tiêu thụ hiệu quả trên các sàn thương mại điện tử, được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến.
Đến nay, nhìn chung các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã cơ bản vận hành tốt gian hàng trực tuyến trên sàn TMĐT, qua đó công tác tiêu thụ sản phẩm bước đầu đạt được những kết quả tích cực.
Ví dụ, tiêu thụ cam vàng toàn tỉnh mỗi mùa trên sàn TMĐT ( Voso, Posmart, Sendo…) đạt trung bình 120 tấn với giá bán dao động từ 15-17 nghìn đồng/kg, tăng 5-7 nghìn đồng so với niên vụ trước.
Từ năm 2022 đến nay, ngành chức năng đã hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đưa 1.684 sản phẩm lên các sàn giao dịch TMĐT phổ biến khác như: Postmart, Voso, Sendo, Shopee ... với hơn 2.550 đơn giao hàng thành công đến khách hàng trong và ngoài nước.
Theo báo cáo, đến nay, tổng số hộ sản xuất nông nghiệp đã có tài khoản trên các sàn TMĐT là 117.881 hộ; 100% sản phẩm OCOP của tỉnh đều được đưa lên sàn TMĐT để dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Có thể nói, thông qua hoạt động của các sàn TMĐT, các sản phẩm hàng hóa, nông sản đặc trưng tiêu biểu của tỉnh được quảng bá nhiều hơn, hình ảnh được thiết kế bắt mắt hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng trong và ngoài nước, góp phần tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, cải thiện đời sống người dân.
Thời gian tới, Hà Giang tiếp tục tập trung nâng cao nhận thức của HTX, THT và người nông dân về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, khai thác dịch vụ số cho bà con nông dân, chủ trang trại, HTX, THT... để giúp người sản xuất nâng cao kỹ năng quảng bá sản phẩm, nắm rõ nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của thị trường để tổ chức sản xuất hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thị trường. |
Mai Anh
" alt=""/>Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử